Dầu động cơ ô tô rất quan trọng đối với việc vận hành trơn tru của động cơ xe, chúng ta nên nắm được các kiến thức cơ bản như tác dụng, cách kiểm tra, thời gian thay dầu và cách lựa chọn loại dầu phù hợp. Toyota Việt Nam sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ và chính xác về dầu ô tô.

1. Tác dụng của dầu động cơ 

Khoảng 75-95% dầu xe ô tô được làm từ dầu gốc và các chất phụ gia như phụ gia chống mài mòn, phụ gia chống oxy hóa, phụ gia tẩy rửa và phân tán, phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt và các phụ gia khác.

Thông thường, dầu động cơ xe ô tô được chứa trong các-te dầu và được bơm đến các chi tiết bên trọng động cơ để bôi trơn (ví dụ: trục cam, trục khuỷu, pít-tông, thanh truyền hay xu-páp…) 

Trong quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí - nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ, muội than và cặn bẩn sẽ xuất hiện. Lúc này, những chất phụ gia trong dầu sẽ phát huy tác dụng, bôi trơn, làm sạch, làm mát các chi tiết bên trong động cơ. Không dừng ở đó, muội than và cặn bẩn sẽ bị phân tán thành những phần tử nhỏ rồi lưu giữ trong dầu động cơ. Sau khi được sử dụng, dầu sẽ hồi trở lại các-te để tái sử dụng cho đến khi cần thay mới. 

Về cơ bản, dầu dầu xe ô tô có một số tác dụng chính như bôi trơn, giảm mài mòn, làm sạch, chống gỉ và làm mát cho cho các chi tiết bên trong động cơ khi vận hành. Nếu thiếu dầu hoặc dầu dùng lâu không thay sẽ khiến các chi tiết bên trong động cơ sẽ bị mài mòn, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

2. Cách kiểm tra dầu động cơ

Cách kiểm tra dầu dầu xe ô tô không hề phức tạp, bạn có thể dùng que thăm dầu có sẵn theo xe để biết mức dầu động cơ hiện tại của xe. Chỉ cần mở nắp ca-pô của xe, bạn sẽ tìm thấy que thăm dầu với tay nắm màu vàng nằm trên động cơ.

Bạn cần khởi động động cơ để hâm nóng máy tới nhiệt độ làm việc và sau đó tắt máy. Hãy đỗ xe trên một mặt phẳng và đợi khoảng 5 phút sau khi tắt máy để dầu động cơ hồi về đáy các-te. Rút que thăm dầu và quan sát, chúng ta sẽ thấy có 2 nấc là "Max" (tối đa) và "Min" (tối thiểu). Mực dầu động cơ thông thường phải nằm giữa 2 nấc này và mực dầu tối ưu là gần nấc "Max".

Quan sát màu sắc của dầu bám trên que thăm dầu còn cho phép người dùng ô tô biết là nên thay dầu hay chưa. Nếu dầu có màu đen thì có thể dầu đã xuống cấp và cần thay thế (vui lòng đến các Đại lý ủy quyền của Toyota để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất).

3. Khi nào cần thay dầu động cơ xe ô tô?

Thông thường, thời điểm/tần suất thay dầu sẽ dao động trong khoảng mỗi 6-12 tháng hoặc mỗi 5000km - 10,000km tùy điều kiện nào đến trước. Tuy nhiên, thời điểm/tần suất thay dầu động cơ sẽ phụ thuộc vào từng loại xe cũng như được quyết định bởi thời gian sử dụng, quãng đường di chuyển của mỗi loại xe.

Đồng thời, điều khiển sử dụng xe cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng dầu và tần suất thay thế. Đối với các xe thường hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt (hoạt động trên đường xấu, nhiều bụi bẩn, chất tải nặng, thường xuyên di chuyển trên các quãng đường ngắn với tốc độ thấp, di chuyển liên tục với vận tốc cao…) sẽ cần thay thế dầu động cơ với tần suất lớn hơn.

Do đó, bạn hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng tương ứng của từng loại xe cụ thể hoặc liên hệ với các Đại lý ủy quyền của Toyota để biết thông tin chính xác và đưa ra quyết định phù hợp về việc thay thế dầu động cơ.

4. Chọn dầu cho xe ô tô như thế nào?

Trên thị trường, hiện có nhiều loại dầu ô tô khác nhau. Khi chọn mua dầu dầu cho ô tô, người dùng nên quan tâm đến một số thông tin cơ bản sau đây.

Tiêu chuẩn cấp độ dầu (SAE)

Khi đọc nhãn của các chai dầu dầu, sẽ bắt gặp những ký hiệu như SAE 10W-30, SAE 15W-40, SAE 20W-50 hay SAE 0W-40. Trong đó:

- Những số đứng trước chữ cái "W" được dùng để chỉ đặc tính của dầu cho phép động cơ có thể khởi động ở nhiệt độ thấp. Chỉ số này càng thấp thì động cơ càng dễ khởi động trong điều kiện nhiệt độ thấp

- Những con số nằm sau ký tự "W" thể hiện độ nhớt của dầu khi ở điều kiện nhiệt độ làm việc cao. Số càng lớn thì độ nhớt dầu càng cao đặc và số càng nhỏ thì độ nhớt dầu càng thấp. 

Tiêu chuẩn cấp chất lượng (API)

API là tiêu chuẩn được dùng để phân loại chất lượng của dầu dành cho động cơ xăng và động cơ dầu diesel. Các cấp chất lượng API của dầu động cơ xăng bắt đầu bằng chữ "S", ví dụ như SA, SB, SC, SE, SF, SG... Trong khi đó, cấp chất lượng API của dầu động cơ dầu diesel bắt đầu bằng chữ "C", ví dụ như CA, CB, CC, CD…

Chữ cái cuối, đứng sau "S" và "C", được dùng để phân biệt các cấp, được xếp theo bảng chữ cái. Chữ cái có thứ tự càng đứng sau theo bảng chữ cái thì phẩm cấp càng cao.

Loại dầu động cơ: Nên chọn dầu dầu gốc khoáng, dầu dầu tổng hợp hay dầu dầu bán tổng hợp?

Sau khi chọn được cấp độ dầu và cấp chất lượng, tiếp theo, bạn nên chọn loại dầu phù hợp. Có 3 loại dầu cho bạn lựa chọn là dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp và dầu bán tổng hợp.

- Dầu gốc khoáng không có khả năng bôi trơn và không ổn định trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

- Dầu tổng hợp được sản xuất trong các nhà máy hóa chất để đáp ứng chính xác yêu cầu của động cơ đời mới. Loại này có tính năng bôi trơn cao, chuyên biệt, thời gian sử dụng dài và có khả năng làm việc bền bỉ ở nhiệt độ cao và nhiệt độ rất thấp.

- Dầu bán tổng hợp là sự pha trộn giữa dầu dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp. Vì thế, loại dầu này có tính năng bôi trơn được cải thiện hơn so với dầu gốc khoáng và giá thành thấp hơn so với dầu tổng hợp.

Đối với từng loại xe/động cơ, sẽ có những yêu cầu riêng biệt về cấp độ và phẩm cấp dầu động cơ tương ứng. Do đó, bạn hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng tương ứng của từng loại xe hoặc liên hệ với các Đại lý ủy quyền của Toyota nắm được thông tin chính xác.